Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ sáu, 11/02/2022

Tiềm năng và thách thức phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của World Bank năm 2021, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn. Tuy nhiên việc phát triển các nguồn điện này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm so với tốc độ tăng trưởng của ngành điện toàn cầu. Trong quá trình định hướng, xây dựng chính sách phát triển nguồn điện tái tạo, các nhà quản lý gặp phải nhiều khó khăn, thách thức về phương án sử dụng đất, nguồn vốn, đấu nối vào lưới điện quốc gia, giải tỏa công suất, về hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ mới và hiệu quả kinh tế, về nguồn dự phòng, về cơ chế chính sách,…

Kính mời bạn đọc cùng PECC3 tìm hiểu về tiềm năng và thách thức phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong bài viết này.

Tiềm năng và thách thức phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tiềm năng và thách thức phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tổng quan và tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Theo thống kê từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 31/10/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5755,5MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD).

Tổng quan về nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực Đông Nam Á, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512GW. Việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo

Theo kết quả sau khi rà soát Quy hoạch điện VIII từ Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII cần đảm bảo đạt được các mục tiêu tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch VIII. Đặc biệt, so với đề án mà Bộ Công Thương trình tháng 3 năm 2021, một số điểm mới nổi bật của Quy hoạch điện VIII đạt được sau khi rà soát: (đoạn này 2 chấm thì xuống dưới liệt kê, nếu không liệt kê thì đổi thành “được trình bày theo thông tin bên dưới.”)

“Các nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển, phù hợp với chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030. Năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000MW hiện nay lên tới 31.600MW vào năm 2030, chiếm tỉ lệ khoảng 24,3% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Như vậy, năng lượng tái tạo được tiếp tục phát triển với tỉ lệ thâm nhập hệ thống điện hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn điện trong giai đoạn hướng tới năm 2030 của hệ thống điện Việt Nam, không làm tăng quá cao chi phí hệ thống và giá thành bán lẻ điện.

Quy hoạch phát triển nguồn điện đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) từng bước gia tăng tỉ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện”. 

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học…

Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng
Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng

Theo thống kê từ EVN, trong số 106 nhà máy điện gió này, đến thời điểm hết ngày 31/10/2021 đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3298,95MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.

Như vậy, nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió đã được công nhận COD và vào vận hành từ trước đây thì trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3980,27MW được công nhận vận hành thương mại COD.

tiem nang nang luong tai tao 3

Theo Bộ Công Thương, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng. Bạn đọc vừa tham khảo bài viết chia sẻ về tiềm năng và thách thức phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Xin vui lòng truy cập và theo dõi website https://www.pecc3.com.vn/ để cập nhật thông tin tư vấn xây dựng ngành điện lực mới nhất.

Nguồn: http://socongthuong.tuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nang-luong-moi-truong/tiem-nang-va-thach-thuc-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-ky-1!-110.html

Page top