Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ tư, 30/11/2022

Lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Đa Nhim

Hội thảo GIS toàn quốc hình thành và hoạt động được 13 năm, là sân chơi có chiều sâu và tầm nhìn với sự tham gia của rất nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hội thảo nhằm tiếp cận, chia sẻ và học hỏi những ứng dụng của GIS trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật.

Hình 1: PGS. TS Trần Lê Quan phát biểu khai mạc Hội nghị
Hình 1: PGS. TS Trần Lê Quan phát biểu khai mạc Hội nghị

Phòng Môi trường, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) rất vinh dự khi được chọn tham dự trong kỳ hoạt động lần thứ 13 của Hội thảo – đây là một cơ hội quý báu để chúng tôi kết nối, giao lưu – hợp tác, chia sẻ và học hỏi GIS nói riêng; khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế nói chung về lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu. Chúng tôi mang tới Hội thảo chủ đề đang rất được quan tâm đặc biệt trong thời gian vừa qua có sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu, khí tượng, mưa, bão, ngập lụt – chủ đề về an toàn đập, hồ chứa thủy điện ở Việt Nam. Với đề tài “Lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Đa Nhim”

Việt Nam là một trong số 14 quốc gia trên thế giới có tiềm năng lớn về thủy điện. Với hơn 2.371 sông, suối lớn nhỏ có dòng chảy liên tục và dài hơn 10km. Đến năm 2015, Việt Nam đã khai thác trên 80% tiềm năng kinh tế thủy điện toàn quốc trong đó Tây nguyên là trung tâm lớn nhất. Bên cạnh đóng góp tích cực về nguồn năng lượng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, công trình thủy điện cũng gây nên tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội: điển hình là việc xả lũ hàng năm/ sự cố đập gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Theo ghi nhận, nhiều vùng hạ du đập ngập lụt kéo dài, nước lũ cuốn trôi, chia cắt sinh hoạt của người dân trong thời gian dài, …gây thiệt hại lớn kinh tế và là một vấn đề nhức nhối của Xã hội.

Ở Việt Nam, Phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du đập thủy điện đã được xem xét từ rất lâu theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận và phương pháp luận còn nhiều hạn chế trong suốt thời gian dài áp dụng. Cùng thời gian này, nhiều đập thủy điện vẫn được xây dựng ồ ạt – đây là một thách thức lớn nếu chúng ta không có giải pháp đúng đắn, mang lại hậu quả kéo dài hàng thế kỷ.

Hiện nay, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý an toàn đập thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm của Chủ hồ “Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp” nhằm mục đích:

– Xây dựng được các kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;

– Xây dựng Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;

– Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch ứng phó ở công trình đầu mối;

– Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;

– Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;

– Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập;

– Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;

– Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Hình 2 Quy trình thực hiện Phương án ứng phó khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước theo NĐ114/NĐ-CP
Hình 2 Quy trình thực hiện Phương án ứng phó khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước theo NĐ114/NĐ-CP
Hình 3: Ông Phạm Ngọc Hùng - chuyên gia mô hình EVNPCC3 trình bày tại Hội thảo
Hình 3: Ông Phạm Ngọc Hùng – chuyên gia mô hình EVNPCC3 trình bày tại Hội thảo

Một số kết quả điển hình

Bảng 1 Thông số tính toán vỡ đập đất

No, Thông số vỡ đập (1) (2) (3)
DB1 DB2 DB3
1 Cột nước cao nhất vỡ đập (m) 6,2 6,2 6,8
2 Độ sâu vỡ lớn nhất (m) 24,0 24,0 24,0
3 Bề rộng đáy vết vỡ nguy hiểm nhất (m) 111,9 172,0 172,0
4 Bề rộng đáy kết thúc vết vỡ (m) 143,6 223,6 244,6
5 Chiều dài đỉnh đập ứng với vết vỡ nguy hiểm nhất (m) 167,0 222,5 222,5
6 Chiều dài đỉnh đập kết thúc vế vỡ (m) 266,6 278,6 299,6
7 Lưu lượng lớn nhất qua vết vỡ (m3/s) 5594 8560 9704
8 Vận tốc lớn nhất qua vết vỡ (m/s) 7,6 8,0 8,4
9 Tổng dung tích qua lỗ vỡ sau 24 giờ (triệu m3) 101,6 246,9 294,0
10 Thời gian xuất hiệt vết vỡ nguy hiểm nhất (giờ) 2,0 4,0 4,0
11 Thời gian kết thúc vết vỡ (giờ) 11,3 17,3 19,8

Ghi chú:

(1) Vỡ đập ở cao trình mực nước dâng bình thường, không có lũ
về hồ

(2) Vỡ đập ở cao trình mực nước dâng bình thường, tổ hợp lũ về hồ là lũ thiết kế

(3) Vỡ đập ở cao trình mực nước dâng bình thường, tổ hợp lũ về hồ là lũ kiểm tra

Bảng 2 Thông số tính toán vỡ đập bê tông

TT Thông số vỡ đập DB4 DB5
1 Lưu lượng về hồ lớn nhất (m3/s) 16.570 20.090
2 Cao độ ngưỡng tràn (m) 155,2 155,2
3 Mực nước hồ trước khi vỡ (m) 170,1 172,2
4 Cao trình vỡ (m) 155,2 155,2
5 Cột nước vỡ đập (m) 32,2 34,3
6 Bề rộng vỡ (m) 95 95
7 Tổng lưu lượng qua vết vỡ + tràn (m3/s) 26.471 31.372
8 Độ dốc mái vết vỡ Thẳng đứng Thẳng đứng
9 Thời gian vỡ (giờ) 0,5 0,5
10 Vận tốc lớn nhất qua vết vỡ (m/s) 4,7 4,9

Bảng 3 Độ sâu ngập lớn nhất và thời gian truyền lũ

Lsông
(km)
Mực nước ngập lớn nhất hạ lưu đập (m) Thời gian
truyền lũ
(giờ:phút)
Vị trí
DB1 DB2 DB3 DB4 DB5
1,3 1.017,7 1.018,2 1.019,8 1.020,6 1.022,2 0:03 Cầu Dran
3,5 1.012,4 1.013,6 1.015,7 1.016,3 1.018,4 0:10 Cầu Hòa Bình
8,2 1.009,1 1.010,8 1.013,2 1.013,9 1.015,9 0:23 Cầu Châu Sơn
13,9 1.005,1 1.005,8 1.008,8 1.009,8 1.012,5 0:39 Cầu Lạc Xuân
18,3 1.004,7 1.005,2 1.008,3 1.009,3 1.012,0 0:51 Cầu Lạc Thạnh
22,5 1.004,0 1.004,6 1.007,5 1.008,5 1.011,1 1:03 Cầu Tân Lập
24,3 1.001,3 1.002,5 1.005,0 1.005,9 1.008,2 1:07 Cầu Quảng Lập
25,2 1.001,0 1.000,9 1.004,0 1.005,1 1.007,6 1:11 Trạm bơm Thạnh Nghĩa

Bảng 4 Thống kê diện tích ảnh hưởng hạ du đập, hồ chứa

STT Huyện Diện tích
1 Đơn Dương Thị trấn Đ’Ran 399,29
2 Xã Lạc Xuân 809,27
3 Xã Lạc Lâm 403,51
4 Xã Ka Đô 267,27
5 Xã Quảng Lập 194,03
6 TT Thạnh Mỹ 547,17
7 Xã Ka Đơn 259,09
8 Xã Đạ Ròn 92,82
9 Xã Tu Tra 193,18

Bảng 5 Hộ dân bị ảnh hưởng hạ du đập, hồ chứa

Thôn/ bản Số hộ dân bị ảnh hưởng lũ
Tần suất xả lũ 10% 5% 3% 1% 0,5% 0,1% PMF
Thị trấn Đ’Ran Thôn Quảng Lạc 17 21 23 64 74 79 93
Thôn Lâm Tuyến 11 13 15 40 47 50 59
Khóm 2 31 38 43 118 136 144 170
Thôn Đường Mới 19 23 26 70 81 86 102
Khóm 1 7 8 9 24 28 30 35
Thôn Lạc Thiện 25 31 35 94 109 115 136
Thôn Lạc Quảng 27 34 38 102 119 125 148
Thôn Hòa Bình 12 15 17 46 53 56 66
Thôn Kăn Ki 25 31 35 94 109 115 136
Hình 4: Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa
Hình 4: Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, hồ chứa

Ngọc Hùng

Page top