Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ sáu, 31/03/2023

Chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam và mối quan tâm của các đối tác trong lĩnh vực tư nhân

GIZ là một tổ chức của chính phủ CHLB Đức, nhiều năm qua, bằng các hoạt động của mình, đã hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển khung chính sách, thể chế, đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời và sinh khối.
Ngày 24 tháng 3 năm 2023 vừa qua, GIZ có tổ chức một buổi Thảo luận về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam với các đối tác trong lĩnh vực tư nhân (roundtable discussion on energy transition in Vietnam with partners from the private sector).
cdnl 1
Khách mời bao gồm các đối tác đại diện có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hiệu quả năng lượng, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Các hiệp hội Điện gió và mặt trời Bình Thuận, hội Khoa học công nghệ Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả Việt Nam. Anh Nguyễn Hoàng Dũng, là đại diện của PECC3 được mời tham dự vì là đối tác lâu năm của GIZ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (từ năm 2009 đến nay).
Đại diện phía GIZ gồm ông Matthias Giegerich, trưởng khu vực châu Á, Thái bình dương, Mỹ latin và Caribe (APLAC), ông Philipp Munzinger, Giám đố chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ tại Việt Nam và nhiều thành viên khác.
Sau phần tự giới thiệu của các thành viên tham dự buổi Thảo luận, có 3 tham luận lần lượt được trình bày, đại diện cho 3 lĩnh vực hợp tác phát triển giữa GIZ và các đối tác trong thời gian qua, bao gồm:
+ Trình bày của TS. Nguyễn thị Lệ Liên, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng Lượng (ENERTEAM), trình bày kết quả hợp tác giữa GIZ và ENERTEAM trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng sinh khối;
+ Trình bày của ông Mathias G. Kothe, Giám đốc điều hành công ty Syntegra, trình bày kết quả hợp tác của GIZ và Syntegra trong dự án hệ thống điện mặt trời mái nhà 860 kWp của Công ty Cát Tường;
+ Trình bày của ông Nguyễn Xuân Lộc, đại diện bán hàng của Công ty ENERCON Việt Nam, trình bày kết quả hợp tác và cung cấp turbine gió thương hiệu CHLB Đức tại thị trường Việt Nam, là một trong số thương hiệu có thị phần cao nhất Việt Nam cho đến nay.
Nhắc lại bối cảnh năng lượng Việt Nam, với cam kết mạnh mẽ đưa phát thải ròng của Việt Nam về 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị COP26, các đại biểu nhất trí rằng, để đạt được điều đó, Việt Nam cần phải có sự chuyển dịch năng lượng một cách mạnh mẽ, triệt để, nhất quán trong thời gian tới. Muốn vậy, cần có sự thấu hiểu và tham gia tích cực từ các bên liên quan, đặc biệt là từ khối tư nhân.
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và nêu lên các kinh nghiệm, cảm nghĩ và mối quan tâm của mình đến các vấn đề liên quan, bao gồm:
+ vấn đề khử carbon (giảm phát thải CO2) trong lĩnh vực công nghiệp;
+ kết hợp giữa sử dụng hiệu quả năng lượng (EE) và phát triển năng lượng tái tạo (RE);
+ vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp trong áp dụng các giải pháp EE;
+ các khó khăn do các chính sách về RE chậm trễ, không nhất quán, bất hợp lý đã làm nản lòng các nhà đầu tư.
Thời gian qua, cho thấy tác động của của các hoạt động hợp tác phát triển giữa GIZ và chính phủ Việt Nam đặc biệt là Bộ Công Thương lên các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Các đại biểu nhất trí, GIZ cần tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ, hợp tác tương tự trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng để Việt Nam sớm có các chính sách, hoạt động chuyển đổi năng lượng thành công.
cdnl 2

Page top