Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Chủ nhật, 09/12/2018

Hiệu quả và khó khăn khi triển khai Dự án điện gió Kê Gà


Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Dự án điện gió Kê Gà ở Bình Thuận có tổng công suất đạt 3.400MW là một dự án có quy mô lớn tầm cỡ khu vực và thế giới, một đột phá mới cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã phối hợp với Công ty năng lượng Enterprize Energy tổ chức Hội thảo “Điện gió ngoài khơi Kê Gà: Đột phá mới cho kinh tế Việt Nam”. Tại hội thảo, các bên liên quan đã giới thiệu về sơ bộ hiệu quả dự án Điện gió Kê Gà cũng như những khó khăn mà dự án có thể gặp phải.

ke ga 18 38 56 268

Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia trong nước và quốc tế 

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Dự án điện gió Kê Gà ở Bình Thuận có tổng công suất đạt 3.400MW là một dự án có quy mô lớn tầm cỡ khu vực và thế giới, một đột phá mới cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Nhà đầu tư Enterprize Enegry đến từ Anh cũng cho biết, các đối tác Việt Nam trong Dự án này là Công ty liên doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro), Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC – MS) và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3); nhà cung cấp thiết bị tuabin là Mitsubishi Vestas Offshore Wind (MVOW – một liên doanh giữa Vestas và Mitsubishi); nhà cung cấp tài chính là Ngân hàng Societe Genarale.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng cho hay, trong mục tiêu của Tổng sơ đồ điện 7 hiệu chỉnh thì tầm nhìn tới năm 2030, Việt Nam cần tới 20% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Đến nay, việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời đạt tỷ lệ rất thấp, chưa đầy 1% so với yêu cầu. Dự án điện gió Kê Gà được hoàn thành sẽ đóng góp vào nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam một giá trị to lớn.

ke ga2 18 43 16 872

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (giữa) chia sẻ ý kiến tại Hội thảo

Tuy nhiên, theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để có thể kết nối vào được hệ thống điện quốc gia, dự án phải đảm bảo các yêu cầu như ổn định tần số, điện áp, phụ tải, nhằm kết nối vận hành an toàn và ổn định nhất. Một yếu tố quan trọng nữa để đảm bảo dự án sớm triển khai là sau khi hoàn thành các thủ tục về phê duyệt quyết định đầu tư, cấp phép đầu tư, tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự án, thì cần ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đại diện đơn vị đầu tư, ông Ian Hatton – Chủ tịch Enterprize Energy cho rằng, điện gió ngoài khơi của Việt Nam có chất lượng mang tầm thế giới và Việt Nam có sẵn năng lực về xây lắp nhờ ngành dầu khí, giúp tạo ra nguồn điện gió cạnh tranh so với các hình thức phát điện khác. “Chúng tôi muốn nâng cao vị thế của Việt Nam trở thành nhà cung ứng xây lắp tầm cỡ khu vực, toàn cầu cho những cấu phần này. Dự án này giúp Việt Nam có nguồn năng lượng phát thải Carbon thấp, duy trì tăng trưởng kinh tế của mình”, ông Ian Hatton nói.

Dự án điện gió Kê Gà Bình Thuận có tổng công suất 3.400MW, được xem là dự án điện gió bãi biển nối lưới tiềm năng, hiện đại và triển vọng tại Việt Nam. Các chuyên gia nhận định rằng, dự án này sẽ góp phần cung cấp lượng điện năng sạch cho hệ thống điện Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường…/.

Nguồn: http://dangcongsan.vn

Page top