Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ sáu, 25/09/2020

PECC3 chia sẻ kinh nghiệm đến hơn 100 kỹ sư tại Châu Á về Khai thác năng lượng điện gió trên bờ và ngoài khơi

Với nhiều lợi thế về kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn dự án điện gió, ngày 10/09/2020 EVNPECC3 đã cử đại diện chia sẻ tại hội thảo trực tuyến về: Tiềm Năng Khai Thác Năng Lượng Gió Trên Biển Và Ngoài Khơi (trọng điểm khu vực Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam). Buổi hội thảo đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, mở ra cơ hội các cơ hội phát triển ngành điện gió tại Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á. Dự kiến đây là một trong những hoạt động góp phần đa dạng hoá nguồn năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lại.

Đại diện tham dự của EVN PECC3 tại hội thảo là: ông Ngô Kiên Cường (Giám Đốc Dự Án) và ông Chaluka Ekanayaka (Phó Giám Đốc Dự Án) – Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind. Trong phần trình bày của mình, hai đại diện của EVN PECC3 đã nêu bật tiềm năng, tình hình phát triển và cơ hội đầu tư của ngành năng lượng gió tại Việt Nam.

1

1/ Tương lai ngành năng lượng gió tại Việt Nam

Xét về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Chaluka Ekanayaka đề cập tới Luật PPP được Quốc hội thông qua vào ngày 18/6/2020, có hiệu lực thi hành vào 1/1/2021. Theo đó, Việt Nam xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội. PPP được coi là công cụ quan trọng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Việc nâng cấp khung pháp lý hợp tác đối tác công tư từ nghị định lên thành luật sẽ tạo nền tảng mạnh mẽ hơn cho việc đầu tư và phát triển năng lượng gió điện tại Việt Nam.

2

Trước đó, vào năm 2016, Chính Phủ Việt Nam đã biên soạn “Sổ tay Hướng Dẫn Đầu Tư Điện Gió” với mục tiêu khuyến khích đầu tư vào điện gió, hỗ trợ phát triển ngành năng lượng tái tạo. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư nước ngoài, giúp cung cấp đầy đủ các yêu cầu về thủ tục và quy định một cách rõ ràng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió với trên 3.000km2 đường bờ biển. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ phát triển 7 GW điện gió vào năm 2020 (chiếm khoảng 0,8% tổng nhu cầu điện). Mục tiêu là phát triển 12 GW điện gió vào năm 2025. Dự kiến mục tiêu tới năm 2030, điện gió sẽ chiếm 10% sản lượng từ nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nay, các dự án điện gió ngoài khơi với khả năng cung cấp 500 MW đang được triển khai và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.

3

Xét về điều kiện thiên nhiên, ông Chaluka Ekanayaka cũng cho biết: Việt Nam được đánh giá là đất nước có nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á; đặc biệt là khu vực gần bờ ven biển và khu vực xa bờ. Đó là những khu vực có tốc độ gió hàng năm từ 9m/s – 10m/s.

Với hơn 3.000km đường bờ biển, đây là nguồn tài nguyên gió phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống phong điện.

Tốc độ gió trung bình (m/s)Diện tích (km2)Tỷ lệ diện tích (%)Tiền năng
<495,91645.7%959,161
4-570,86833,8%708,678
5-640,47319,3%404,732
6-72,4351,2%24,351
7-82200,1%2,202
8-9200,01%200
> 910.00%10
Tổng209.933100.00%209.933

Tiếp nối bài phát biểu, ông Ngô Kiên Cường phân tích về khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng ở thị trường nội địa. Hiện nay tại Việt Nam đang sẵn có nhiều công ty sản xuất thép kết cấu hiện đại có công xưởng nằm gần khu vực cảng. Họ luôn sẵn sàng cho các dự án lớn về điện gió khu vực trên bờ và ngoài khơi. Từ khi nhận được các chính sách khuyến khích từ nhà nước, các công ty đã phát triển nở rộ năng lực về kinh nghiệm thiết kế và thi công. Trong đó, phải kể đến các tổng công ty:

  • LILAMA – Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
  • Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
  • Petroleum Equipment Assembly Metal Structure JSC (Tổng công ty
  • Petrovietnam Technical Services Corp
  • Power Construction Company No.1

Doosan VINA

4

2/ Vai trò của EVN – PECC3 trong lĩnh vực khai thác năng lượng gió điện trên bờ và ngoài khơi.

EVN – PECC3 được đánh giá là đơn vị có nhiều năng lực trong việc phát triển ngành điện gió với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn cho 23 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất lắp đặp là 1427,4 MW. Trong đó phải kể đến Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind (TLOSWP).

Đây là dự án điện gió trọng điểm, đáng chú ý nhất hiện nay. Dự án được thực hiện tại khơi mũi Kê Gà, Bình Thuận, do chủ đầu tư là Tập đoàn Enterprize Energy (Anh). Diện tích khảo sát là 2.800km2, trong đó, khu vực dự án là 2.000km2 và khu vực cáp điện ngầm truyền tải về bờ là 800km2, cách đất liền tối thiểu 20km tính từ mũi Kê Gà. Dự kiến, tổng công suất của dự án là 3.400 MW với vốn đầu tư khoảng 11,9 tỉ USD.

Quy mô mỗi turbine mà các nhà đầu tư đang sử dụng có công suất 9,5 MW, kích thước cánh quạt rộng 180m, nặng 300 tấn. EVN – PECC3 được chọn là đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống điện của dự án. Dự kiến đầu năm 2022, dự án sẽ đưa vào bờ pha 1 với công suất 600 MW.

5

Kết thúc phần toạ đàm, ông Ngô Kiên Cường đã tổng kết về hướng phát triển nguồn năng lượng điện gió tại Việt Nam. Ông cũng khẳng định, EVN – PECC3 luôn đặt mục tiêu phát triển ngành gió điện là một bước đi quan trọng của toàn công ty. Đây cũng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với những thuận lợi đến từ chính sách nhà nước, môi trường đầu tư, điều kiện thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, cũng những nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên ENV – PECC3, hi vọng hệ thống điện gió quốc gia Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc mang lại lợi ích lớn lao cho người dân, nhà nước và các chủ đầu tư.

6

Lan Anh

Page top