Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ ba, 19/07/2022 | Xem bài viết Tiếng Anh

Thủ tục chấp thuận thực hiện hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển cho dự án điện gió ngoài khơi

Nghị định số 11/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 02 năm 2021 có hiệu lực từ ngày 30 tháng 03 năm 2021 (“Nghị định 11”) thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 05 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 15/7/2014 (“Nghị định 51”) về việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Theo Khoản 4 Điều 9 Nghị định 11, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định 11 xem xét, chấp thuận khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (không bao gồm giao khu vực biển). Tuy nhiên, Nghị định 11 không có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc xem xét, chấp thuận việc sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt đông trên.

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường  (“Dự thảo Nghị định”), trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên trên biển được quy định như sau:

  1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ. Tổ chức, cá nhân đề nghị hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên trên biển nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 11. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp (i) hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 11; (ii) hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện.
  2. Lấy ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến đối với vùng biển thuộc thẩm quyền chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo đầy đủ hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản. Trường hợp quá thời hạn mà không có văn bản trả lời thì coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung, vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản lý.
  • Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ. Cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến quy định. Trường hợp (i) hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện để được xem xét, chấp thuận, cơ quan thẩm định hồ sơ gửi thông tin đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do; (ii) hồ sơ còn chưa đủ thông tin để chấp thuận, cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản đề nghị cung cấp bổ sung thông tin, giải trình những nội dung cần làm rõ. Thời gian gửi văn bản cung cấp bổ sung thông tin, giải trình không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
  1. Ký văn bản chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định trình hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, ký văn bản chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên trên biển. Trường hợp hồ sơ không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cơ quan thẩm định hồ sơ gửi thông tin đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
  2. Thông báo kết quả chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả.
  3. Thời hạn chấp thuận. Không quá 03 năm.

Tổng hợp: Phạm Trần Bảo Khánh/Nguyễn Tuấn Phát (phòng Pháp chế của PECC3)

Page top