3rd Vietnam Onshore and Offshore Wind Summit là Hội nghị thượng đỉnh về Năng lương gió trên bờ và ngoài khơi được diễn ra từ ngày 14- đến ngày 29/10 năm 2020 tại 5 Quốc gia trên thế giới bao gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi về triển vọng, thách thức và cơ hội của ngành năng lương gió của thế giới, nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất và phát triển nguồn cung cấp năng lượng bền vững cho các Quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh 3rd Vietnam Onshore and Offshore Wind Summit 2020
Li Junfeng, Chủ tịch Ủy ban năng lượng tái tạo của Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Trung Quốc nhấn mạnh: “Trong thời kỳ hậu Covid-19, nhiều quốc gia bao gồm cả Trung Quốc đã đưa ra một lịch trình cụ thể về việc giảm lượng khí thải. Năng lượng tái tạo đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng và tự chủ về năng lượng”.
Ngày 20 đến ngày 21 tháng 10 năm 2020 tại khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra 02 ngày hội nghị được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của các khách mời nước ngoài và hơn 40 doanh nghiệp và 12 nhà đầu tư đến tư các tỉnh thành phố trên cả nước.
Đại diện của PECC3 tham gia Hội nghị thượng đỉnh “Vietnam Onshore and Offshore Wind Summit 2020” tại Tp.HCM
Sự kiện diễn ra trong 02 ngày với các nội dung:
Trong ngày 20/10/2020, Hội nghị cũng thảo luận sôi nổi các vấn đề như làm thế nào tiếp cận nguồn tài chính ở Việt Nam, các phương án kêu gọi tài trợ và các hỗ trợ về mặt máy móc…v.v cho các dự án gió trên bờ hoặc gần và xa bờ.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng Phòng Năng lượng Tái tạo, Công ty PECC3 chia sẻ về các cơ chế hỗ trợ và giá bán điện phù hợp nhất cho dài hạn
Ông Dũng nhấn mạnh: Kết quả tính toán cập nhật gần đây về cân đối nguồn điện và phụ tải ở Việt Nam cho thấy: Việc xem xét các nguồn điện được đề xuất trong PDP7 đã điều chỉnh (bao gồm 4,8 GW gió, 10,05 GW cho các nhà máy điện mặt trời và 3 GW nhập từ Lào).
Khả năng triển khai của các nhà máy nhiệt điện than quy hoạch lớn chậm tiến độ (1-5 năm) từ nay đến năm 2023. Có khả năng thiếu điện trong năm 2021-2023, mức thiếu hụt từ 0,4 tỷ kwh (2020) đến tối đa 13,3 tỷ kwh (năm 2023), tập trung ở phía Nam.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ nội dung về giá điện FIT cho gió mặt trời và cơ chế đấu giá dự kiến áp dụng vào năm sau cho mặt trời.
Bài trình bày đã được Hội nghị đánh giá cao do hàm lượng thông tin phong phú và hữu ích. Điều này đã góp phần quảng bá thương hiệu, là niềm tự hào cho Công ty và là động lực cho Phòng Năng lượng Tái tạo tiếp tục phát triển, giữ vững ngọn cờ đầu trong lĩnh vực tư vấn về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nội dung “Cách thức hoàn thành các thoả thuận ngân hàng cho các dự án đầu tư năng lượng gió tại Việt Nam” do ông Oliver Massmann, Tổng giám đốc Duane Morris Việt Nam LLC trình bày cũng nhận được sự quan tâm của tất cả các thành viên tham gia.
Buổi chiều, hội nghị được tổ chức dưới hình thức các nhóm thảo luận của các công ty năng lượng với các chủ đề:
Hội nghị thượng đỉnh về Năng lương gió trên bờ và ngoài khơi tại Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp. Hội nghị đã giúp cho tất cả các đơn vị tham gia nhìn nhận bức tranh toàn cảnh của thị trường năng lượng tái tạo trong năm 2020; các xu hướng phát triển năng lượng tái tạo trong năm 2021 và tầm nhìn 5 tới 10 năm lâu dài.
Đây là những thông tin hữu ích để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị nâng cấp cho những chiến lược kinh doanh các dự án năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo vào năm 2021. Đây cũng là dịp khẳng định một lần nữa vị thế dẫn đầu của PECC3 trong ngành tư vấn xây dựng các công trình điện gió, điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung.
Lan Anh