Để nâng cao năng lực của lưới điện nhằm tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo (VRE) trong sản xuất năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính (GHG), giảm chi phí điện năng, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, và giảm ô nhiễm không khí và nước, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Dự án REACH (Renewable Energy Accelerating Change – tăng cường hệ thống tích hợp Năng lượng tái tạo).
Trong đề nghị này, tổng chi phí của dự án là 350 triệu USD, bao gồm hai hợp phần:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là chủ dự án và chịu trách nhiệm phối hợp với tất cả các cơ quan liên quan của Chính phủ cũng như các công ty trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện các hợp phần tương ứng. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) sẽ thực hiện Hợp phần 1, gồm 3 tiểu dự án đường dây và trạm biến áp 500kV, 220kV tại 6 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông và Đắk Lắk.
Hợp phần 2 do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC) thực hiện, sẽ tài trợ cơ sở hạ tầng quản lý hệ thống (cảm biến, phần cứng và phần mềm) để đơn vị vận hành lưới điện số hóa và tự động hóa tích hợp VRE.
Để WB thông qua nguồn tài trợ này, Dự án cần tuân thủ các Tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội (ESSs) của WB. Cụ thể, trước khi WB thẩm định, Dự án cần chuẩn bị các tài liệu môi trường xã hội như sau:
Dự án có mục tiêu tăng cường khả năng lưới điện để tích hợp các dự án phát điện năng lượng tái tạo do tư nhân đầu tư. Dự án dự kiến đạt được các kết quả sau:
Vào ngày 6-9/4/2021 tại Hồ Tràm, EVN và WB cũng đã đồng tổ chức hội thảo tập huấn về dự án. Phó Tổng Giám đốc EVN – anh Nguyễn Tài Anh – phụ trách chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có các đại diện của Ngân hàng Thế giới, Uỷ ban Quản lý Vốn Nhà nước, các Bộ liên quan, các Ban EVN liên quan, NPT, SPMB, Ao và các Công ty tư vấn liên quan. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (PECC3) cũng là một trong các đơn vị trực tiếp tham gia hội thảo lần này.
Hội thảo được tổ chức giới thiệu dự án REACH, giới thiệu các thủ tục pháp lý và tài liệu chuẩn bị theo yêu cầu của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Ngoài ra, hội thảo còn có nội dung cập nhật các quy định của Ngân hàng Thế giới về chính sách an toàn, đấu thầu, quản lý tài chính, phân tích kinh tế – tài chính dự án.
Dự kiến dự án sẽ được phía Ngân hàng Thế giới phê duyệt trong thời gian tới, và sẽ triển khai từ năm 2022.
Tổng hợp bởi:
– Phòng Môi trường PECC3
– Phòng Năng lượng Tái tạo PECC3