Trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu, để đạt được những yêu cầu về trung hoà phát thải các-bon, chuyển dịch năng lượng là một bước đi cần thiết và đóng một vai trò then chốt. Cùng với những diễn tiến gần đây trên toàn cầu, với lời cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, quá trình thay thế nhiên liệu hoá thạnh để sản xuất năng lượng bằng những nguồn tái tạo và hạn chế phát thải hơn đã có những bước phát triển ban đầu tại Việt Nam.
Việt Nam với những tiềm năng phát triển Điện gió Ngoài khơi (ĐGNK)
Với lợi thế địa lý có đường bờ biển dài hơn 3400 km, hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vô số đảo và tiểu hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế biển, tạo thành nền tảng tốt cho việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng gió biển – đặc biệt trong sản xuất điện năng. Theo Ngân hàng Thế giới, công suất tiềm năng của ĐGNK tại Việt Nam đạt khoảng 475 GW, với một số nghiên cứu của các tổ chức khác, con số này có thể đạt đến hơn 900 GW, với chất lượng gió tốt tập trung ở các vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ.
Dựa vào những yếu tố trên và để thể hiện quyết tâm của Chính Phủ Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng, tiến đến trung hoà các-bon vào năm 2050, trong Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch Điện VIII), đang được Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm quyền rà soát, hoàn thiện trình Chính Phủ, đã nêu rõ sẽ dự kiến huy động công suất ĐGNK theo phương án điều hành phụ tải cao từ năm 2030 đến 2050 và nhu cầu điện toàn quốc như sau:
TT | Diễn giải/ Năm | 2025 | 2030 | 2035 | 2040 | 2045 | 2050 |
1 | Nhu cầu toàn quốc Pmax (GW) | 61.35 | 93.33 | 128.7 | 162.9 | 189.9 | 209.3 |
2 | Tổng công suất LĐ toàn quốc (GW) | 108.5 | 159.04 | 23.5 | 338.8 | 445.3 | 538.6 |
3 | Điện gió ngoài khơi (GW) | 7 | 17 | 42.50 | 71.50 | 87.50 |
Khung pháp lý phát triển dự án ĐGNK:
Mặc dù sở hữu lợi thế với đường bờ biển dài, chất lượng gió tốt và ổn định, nhưng sự hạn chế về kinh nghiệm cũng như do tính chất đặc thù phức tạp, ảnh hưởng rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế cũng như xã hội của các dự án ĐGNK, tính khả thi của các dự án này hiện vẫn chưa được xác định chính xác đầy đủ.
Ở thời điểm hiện tại, thiếu đi khung pháp lý toàn diện và tồn tại những điểm chưa rõ ràng trong quy định cho việc chấp thuận cho phép khảo sát ngoài khơi phục vụ đầu tư dự án, không chỉ tạo ra sự thiếu hụt dữ liệu để tính toán sự khả thi của các dự án mà còn gây khó khăn cho các bên liên quan trong việc cấp phép, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp. Hiện nay, các bộ ngành vẫn rất thận trọng khi đề cập đến hành lang pháp lý và cơ chế dành cho các dự án đầu tư ĐGNK tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với kỳ vọng vào nội dung của dự thảo Nghị định tháng 12/2022 sửa đổi một số điều của Nghị định 11/2021/NĐ-CP (quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển) và Nghị định 40/2016/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) dự kiến sẽ sớm được ban hành trong năm 2023, đây được xem là một cột mốc quan trọng trong quá trình tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ban đầu của các nhà đầu tư trong giai đoạn khảo sát – phát triển dự án.
Khởi tạo dự án điện gió ngoài khơi:
Với tình hình hiện tại và những khó khăn trước mắt, các nhà đầu tư cần chú trọng xây dựng lộ trình cho chính mình nhằm chứng minh năng lực tài chính (có sự đảm bảo của các tổ chức tài chính), năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, bên cạnh đó là thể hiện rõ quyết tâm thực hiện dự án qua cam kết tỷ lệ nội địa hóa chuỗi cung ứng trong quá trình thực hiện dự án.
Bên cạnh một hồ sơ năng lực mạnh và phù hợp, các chủ đầu tư có thể tham khảo các bước chung trong giai đoạn đầu tiên phát triển – khởi tạo một dự án ĐGNK:
Một số mối quan tâm trong phát triển ĐGNK tại Việt Nam:
Tham chiếu từ những lợi thế và khó khăn trong tình hình thực tế hiện nay, những mỗi quan tâm của các bên trong phát triển ĐGNK được liệt kê:
* Về phía Chính phủ:
* Đối với các Cơ quan thẩm quyền quản lý ngành năng lượng và tập đoàn liên quan:
* Đối với các nhà đâu tư quan tâm:
Từ kiến thức và kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ tại các cuộc hội thảo cho thấy ở các nước phát triển, cần nhận định rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng và giai đoạn khởi tạo của việc phát triển ĐGNK cần nhiều thời gian và sự phối hợp nhịp nhành của các cơ quan có thẩm quyền – chủ đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn bắt đầu phát triển, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nắm vai trò rất lớn, trong việc đưa ra những quyết sách về sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung cũng như định hướng bảo toàn an ning năng lượng quốc gia trong tương lai, đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên.
Với những lợi thế và khó khăn trên, trong giai đoạn này, việc các bên cần làm là kiên nhẫn và làm tốt công việc chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Bằng 40 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhiệt huyết, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) tự hào là đơn vị tư vấn đầu ngành trong nước tiên phong nghiên cứu và xây dựng, cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong các giai đoạn phát triển các dự án ĐGNK.
Tác giả: Nguyễn Tường Tuấn – Thạc sĩ Mạng và hệ thống điện
Biên tập: Lê Minh Thuỳ – Cử nhân Truyền thông và Môi trường