Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây dựng Điện 3 - Giải pháp tốt nhất cho lựa chọn tốt nhất
Chọn ngôn ngữ:
cancel
Thứ hai, 27/07/2020

PECC3 tham dự Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 cùng Phó Thủ tướng và Bí thư Trung ương Đảng

PECC3 tham dự Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 cùng Phó Thủ tướng và Bí thư Trung ương Đảng

Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/07/2020 vừa qua là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất của ngành năng lượng trong năm 2020. Diễn đàn đã tập trung trao đổi và thống nhất về vai trò của các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo, đặc biệt là dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức lần đầu năm 2019 và tiếp tục tổ chức bởi Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

1

Tại sự kiện này, dự án Thăng Long Wind – dự án năng lượng điện gió lớn nhất Việt Nam và là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên được khởi chạy đã được triển lãm trưng bày mà PECC3 hân hạnh là một trong các đơn vị tư vấn thiết kế then chốt thực hiện dự này.

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 PECC3 cũng tham dự cùng đối tác đầu tư dự án Thăng Long Wind – Entreprise Energy.

2

3Dự án Thăng Long Wind – dự án năng lượng điện gió lớn nhất Việt Nam được trưng bày tại diễn đàn.

Tham dự phiên buổi sáng cùng lãnh đạo Chính phủ, PECC3 đã có 2 đại biểu là ông Thái Tuấn Tài – Chủ tịch HĐQT và Ông Trần Quốc Điền – Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh. Ngoài ra là các đại diện khác cùng tham dự phiên buổi chiều:

– Ông Thái Tuấn Tài (Chủ tịch HĐQT) – Tham dự chuyên đề 1

– Ông Trần Quốc Điền (Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh) – Tham dự chuyên đề 2

– Ông Nguyễn Hoàng Dũng (Trưởng phòng Năng lượng tái tạo) – Tham dự chuyên đề 3

– Bà Hồ Ngọc Lan Anh (Phòng Kế hoạch Kinh doanh) – Tham dự chuyên đề 4

4Ông Thái Tuấn Tài – Chủ tịch HĐQT và Ông Trần Quốc Điền – Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh – Khách mời phiên buổi sáng từ Enterprize Energy – Chủ đầu tư dự án Thăng Long Wind

Phiên tổng thể (buổi sáng) được điều phối bới ông Trần Kỳ Phúc – Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam và đặc biệt có sự tham gia của các Lãnh đạo và Trưởng/Phó ban ngành của Chính phủ và các tổ chức quốc tế:

  • Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
  • Ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng, Bộ Công thương
  • Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam
  • Ông Mark Wesley Menezes, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ

Nội dung phiên tổng thể bao gồm:

  • Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 55 – NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ chính trị.
  • Tăng trưởng và Xanh hóa – Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu
  • Sáng kiến và hỗ trợ của Bộ Năng Lượng Mỹ cho phát triển năng lượng tái tạo khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
  • Chuyển dịch năng lượng sạch gắn với phát triển bền vững của Việt Nam

Tiếp sau phiên tổng thể là các chuyên đề được thảo luận sôi nổi bởi hơn 1000 đại biểu tham dự và các Diễn giả, điều phối viên đến từ các Cơ quan ban ngành. Nội dung các chuyên đề bao gồm:

*Chuyên đề 1: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng
  • Kinh nghiệm về chuyển dịch năng lượng toàn cầu
  • Định hướng xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực
  • Tầm nhìn dài hạn để giảm thiểu áp lực đầu tư hạ tầng điện: Khái niệm về Negapower.
  • Các nhà máy điện khí sử dụng động cơ đốt trong linh hoạt để hỗ trợ sự chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam
  • Giải pháp công nghệ cho hệ thống lưới điện kết nối thông minh

*Chuyên đề 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 

  • Triển khai chương trình quốc gia về sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho phát triển bền vững
  • Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chuyển đổi năng lượng sạch
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả trong giao thông vận tải: Sáng kiến công nghệ mới
  • Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà tại Việt Nam
  • Tiết kiệm năng lượng trong một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam

*Chuyên đề 3: Phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045

  • Phát triển điện gió ngoài khơi – Kinh nghiệm từ Hà Lan
  • Mô hình năng lượng gió tại Australia và đề xuất đối với Việt Nam
  • Tầm nhìn khai thác tiềm năng điện gió tại Việt Nam và các kiến nghị chính sách
  • Phát triển cơ khí chế tạo của Vietsovpetro cho các dự án điện gió

*Chuyên đề 4: Phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • Phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới
  • Xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng tái tạo độc lập cho 1 dự án khu công nghiệp
  • Điện mặt trời áp mái và giải pháp cho các khu đô yhị
  • Sử dụng Công nghệ Tổ hợp để xử lý rác sinh hoạt và thu hồi năng lượng
5

Thảo luận, trao đổi từ các đại biểu dự phiên chuyên đề tổng thể phiên sáng

6

Ông Nguyễn Hoàng Dũng (trái), ông Trần Quốc Điền (phải) cùng bà Hồ Ngọc Lan Anh tham dự chia sẻ phiên chuyên đề buổi chiều.

Các chuyên đề được điều phối và tham nghị bởi đại diện từ các cơ quan Chính phủ: Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Cục Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Liên minh Châu Âu, Cục Năng lượng Hoa kỳ, Ngân hàng thế giới,… cùng các chủ đầu tư dự án như Trung Nam Group, Enterprize Energy và các chuyên gia đến từ tập đoàn và doanh nghiệp trong ngành.

Nội dung cụ thể từ phiên tổng thể và phiên chuyên đề chuyên sâu (1,2,3,4) của diễn đàn được đánh giá là đã đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực và góp phần vào tầm nhìn phát triển chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. PECC3 cũng hân hạnh là đơn vị được nhắc đến trong video trình bày của Chính phủ tại Chuyên đề 3: Phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Ảnh và bài viết: Lan Anh

Page top