Trong các hoạt động thiết kế, tư vấn và thực hiện triển khai các công trình năng lượng, việc xảy ra các hiểu nhầm, tranh chấp… là không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi tất cả cá nhân và tổ chức tham gia cần nắm vững những kiến thức, kỹ năng để có thể lựa chọn phương án tối ưu nhằm đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho cả hai bên, tránh những thiệt hại không đáng có, và duy trì được mối quan hệ hợp tác chính trực, tin cậy và bền vững. Để làm được điều này, các bên cần nắm vững và tuân thủ các Bộ Luật Xây dựng, Bộ Luật thương mại… Làm việc dựa trên cơ sở tuân thủ đúng Luật cũng chính là nền tảng tiên quyết giúp PECC3 phát triển vững mạnh giá trị cốt lõi: Chính trực, tin cậy.
Ngày 25/09/2020, Với mục đích nâng cao kiến thức và các kỹ năng giải quyết tranh chấp cho các cán bộ nhân viên PECC3, Phòng Kế hoạch kinh doanh và Phòng Tổ chức nhân sự đã phối hợp triển khai chương trình tập huấn “Hoạt động tố tụng, trọng tài, hoà giải thương mại” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.
Lớp đào tạo Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng bằng Toà án
Hai giảng viên tham gia chia sẻ trong lớp tập huấn là: Ông Nguyễn Công Phú – Nguyên Thẩm phán, nguyên Phó Chánh tòa, Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân Tp.HCM và PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Trưởng khoa Luật Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU), Tổng thư ký Trung tâm Hòa giải quốc tế Việt Nam (VICMC), Trọng tài viên Trung tâm quốc tế Việt Nam (VIAC) đã đem lại nhiều kiến thức và các kinh nghiệm bổ ích cho các thành viên tham gia.
Buổi tập huấn diễn ra trong một ngày nhưng đã truyền tải những nội dung cô đọng và thiết thực về các quy trình hoạt động tố tụng tại toà khi xảy ra tranh chấp; các phương thức hoà giải trọng tài và hoà giải thương mại nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp trong các hoạt động thương mại.
Các thành viên tham gia từ phòng KHKD, CNMT, XNKS, Chuyên viên pháp lý tại các đơn vị; Các chuyên viên lập hồ sơ mời thầu tại các đơn vị và các cán bộ quản lý tham gia lớp tập huấn.
Nội dung đầu tiên của buổi tập huấn được giảng viên chia sẻ là quy trình tổng quan về các hoạt động tố tụng tại tòa bao gồm:
Thầy Nguyễn Công Phú nhấn mạnh về các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng toà án và quy trình giải quyết tranh chấp trong tố tụng tại toà án.
Với bề dày kinh nghiệm làm việc tại toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Thầy Phú đã chia sẻ về những tình huống giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng đã diễn ra tại toà án Thành Phố HCM như: Tranh chấp về chất lượng công trình, khối lượng công việc xây dựng (Chứng cứ nghiệm thu, Kết luận giám định); Tranh chấp về tiến độ thi công và chế tài do chậm tiến độ (Chứng cứ nghiệm thu, Chứng cứ lỗi); Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán và chế tài do chậm thanh toán; Tranh chấp về bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Có điều kiện và vô điều kiện. Học viên cũng được thực hành ngay tại lớp với 3 “vụ kiện” tiêu biểu trong ngành, thử làm luật sư giải quyết tranh chấp cho các vụ kiện với nhà thầu, với chủ đầu tư, với đơn vị cung ứng.
Các học viên đặt câu hỏi về kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế và giải quyết có hiệu quả tranh chấp trong hợp đồng xây dựng
Buổi chiều, các bài tập thảo luận được PGS.TS Nguyễn Minh Hằng đưa ra trên lớp học đã tạo nên không khí học tập sôi nổi. Học viên được thử đóng vai diễn trong từng tình huống để hiểu sâu thêm về các phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại.
PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của học viên
Cô Hằng cũng chia sẻ những lưu ý cần thiết khi sử dụng từng phương thức giải quyết tranh chấp như việc không bỏ qua những yếu tố có tính chất văn hoá: “Văn hoá giữ thế diện”, “Văn hoá xây dựng và giữ quan hệ” rất mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia Châu Á, cũng là một yếu tố được xem xét trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, vì sẽ giúp các bên tiếp tục giữ được mối quan hệ hợp đồng và bảo vệ bí mật của hợp đồng, hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Trung tâm hoà giải Singapore (SMC) thành lập năm 1997 đã xử lý được hơn 3600 vụ việc. 70% số vụ việc được hoà giải thành công, trong số đó chiếm đến 90% được hoà giải thành công trong 1 ngày. Trong năm 2017, SMC tiếp nhận 538 vụ việc trong khi Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) tiếp nhận được 343 vụ việc.
Việc giải quyết tranh chấp không chỉ dừng lại ở các hệ thống văn bản, các phương thức giải quyết mà trong đó tinh thần giải quyết tranh chấp cũng là một yếu tố then chốt. Các thành viên có tự nguyện để tham gia giải quyết tranh chấp không? Các thông tin có được đảm bảo giữ bí mật không? Các thoả thuận hoà giải có vi phạm các điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội không? Các thoả thuận có xâm phạm đến quyền của bên thứ 3 không? v.v.. Đây là những nguyên tắc nhằm đảm bảo tính tin cậy và chính trực trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, đồng thời đảm bảo uy tín của các bên và sự hợp tác bền vững tiếp tục sau khi những tranh chấp được giải quyết ổn định.
Kết thúc buổi tập huấn giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài và hoà giải thương mại.
Khoá học kết thúc đã giúp các học viên nhận rõ tầm quan trọng của việc nắm vững được các hệ thống văn bản, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thiết kế tư vấn nói riêng. Các học viên đều nhận được những kiến thức bổ ích và thiết thực đối với với công việc của mình, đồng thời thấy rõ giá trị của việc xây dựng những nguyên tắc tin cậy, chính trực trong quá trình thực hiện công việc và phát sinh tranh chấp nếu có.
Lan Anh